Kế hoạch Tuyến_Panther-Wotan

Phần lớn chiều dài phòng tuyến chạy dọc theo sông Dnepr, từ phía tây Smolensk đến Biển Đen. Hitler nói với các tướng lĩnh của y vào tháng 9 năm 1943 rằng phòng tuyến tại sông Dnepr sẽ là rào chắn cuối cùng chống lại chủ nghĩa Bônsêvích. Những đoạn phòng tuyến không nằm trên sông Dnepr chủ yếu ở khu vực nơi những chi lưuphụ lưu của sông Dnepr có địa hình thuận lợi cho việc phòng thủ; và ở phía nam, nơi sông Dnepr ngoặt về phía tây (phía tây tỉnh Dnipropetrovsk) và không thể trở thành thành lũy tự nhiên bảo vệ eo đất Perekop và bán đảo Krym. Ở phía bắc, phòng tuyến được xây dựng đại khái từ Vitebsk đến Pskov, sau đó nó men theo bờ Tây của hồ Peipus tới châu thổ sông Narva trên bờ biển Baltic.

Khi lệnh xây phòng tuyến được ký vào tháng 8 năm 1943, phát xít Đức đang nắm giữ một trận tuyến dài hàng trăm cây số kéo dài trên bờ sông Donets ở phía nam tới sát Leningrad ở phía bắc. Rút lui về tuyến Panther-Wotan thì quân Đức sẽ phải rút bỏ nhiều vùng đất của Liên Xô, bao gồm các thành phố quan trọng như SmolenskKharkov, vốn vừa mới bị lấy lại trong Chiến dịch tấn công Kharkov, cũng như các thành phố nhỏ hơn như Kholm, Novgorod, OryolBryansk. Hơn nữa, vòng phong tỏa Leningrad sẽ phải bị dỡ bỏ.